Cuộc Sống Quanh Ta

Những phụ huynh và thí sinh đặc biệt trước ngày thi đại học

0

Đợt 1 của kỳ thi Đại học năm nay, hàng trăm nghìn sĩ tử và phụ huynh trên cả nước đổ về các thành phố lớn. Chúng ta bắt gặp nhiều cái nhìn khắc khoải của cha, niềm lo toan hiện lên trên mái đầu bạc của mẹ và cả nỗi lo lắng hằn trên khuôn mặt của những cô cậu học sinh… Dưới đây là những câu chuyện cảm động, ghi dấu ấn trong lòng cộng đồng mạng bởi nghị lực và lòng quyết tâm vượt qua khó khăn của các sĩ tử và phụ huynh trước thềm kỳ thi vô cùng quan trọng này.

1. Đưa con đi thi, bố mang chim rừng làm lộ phí

Dành dụm mãi mới được 2 triệu đồng, bác Hoàng Văn Tuyên (Hòa An, Cao Bằng) đã quyết định lên núi bắt thêm 10 con sáo rừng mang xuống Hà Nội bán để có thêm ít tiền chi phí cho 2 bố con trong những ngày ở Thủ đô. Theo lời người cha nghèo này, đây lần đầu tiên 2 bố con đi xa nên kinh nghiệm không có nhiều.

Những thí sinh nhọc nhằn xuống thủ đô ứng thí

Bác Tuyên đưa con đi thi nhưng vẫn lo lắng cho những thửa ruộng ở quê

Hiện bác Tuyên đã bán hết số chim mang theo, tuy nhiên 2 cha con vẫn phải rất tằn tiện mới đủ tiền cho những ngày sắp tới. “Chuyện tới nông nỗi phải đi trèo núi bắt chim sáo cũng do tôi dự định lấy tiền thu hoạch từ nông sản, nhưng giá rẻ quá, chẳng bán được bao nhiêu. Cả nhà gom góp mới được có 2 triệu. Cũng may cái khó lại ló cái khôn, tôi nghĩ ngay tới chuyện đi bắt chim sáo”, bác Tuyên hồ hởi kể lại. Năm nay, cậu con trai của bác làHoàng Văn Hạnh dự thi vào hai trường: ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Tài nguyên Môi trường.

Những thí sinh nhọc nhằn xuống thủ đô ứng thí

Hoàng Văn Hạnh tranh thủ ôn lại bài, cậu quyết tâm thi đỗ để không phụ công ơn cha mẹ

Thu nhập của cả gia đình chủ yếu dựa vào 3000 m2 ruộng bậc thang, vụ trồng thuốc lá, vụ trồng lúa, vì thế cả nhà chỉ mong đủ cái ăn cái mặc. Hiện tại, cả gia đình bác đang ở trong ngồi nhà đắp đất, nhưng chưa khi nào người cha nghèo thôi lạc quan vào tương lai: “Thằng Hạnh nó mà đỗ đạt, thì chẳng cần gì xây nhà mới, tôi sẽ bán cả trâu bò cho nó học hành thành tài”.

2. Đi thi với gia tài 100.000 đồng

Đó là câu chuyện của chàng trai Nguyễn Việt Dũng (Thanh Hà, Hải Dương). Mất mẹ từ khi còn nhỏ, bố bỏ rơi, năm ngoái bà em mất, lên Hà Nội thi ĐH, tất cả tài sản của chàng trai 17 tuổi này chỉ có hơn 100.000 đồng, 1 con mèo và 2 con thỏ.

Những thí sinh nhọc nhằn xuống thủ đô ứng thí

Chàng trai Nguyễn Việt Dũng (Ảnh Zing)

Dũng kể: “Từ ngày bà mất, 1 mình cày cấy 1 sào lúa. Đã từng có thời gian em thực sự rất khó khăn em đã nghĩ tới việc nghỉ học và đi làm thêm, thế nhưng được mọi người động viên:”Em cứ học, chuyện đâu rồi có đó” nên em lại gắng đến trường, học cố vượt qua cái nghèo”.

Trong kỳ thi ĐH năm nay, Nguyễn Việt Dũng đã lựa chọn ngành Tài nguyên nước của trường ĐH Thủy Lợi để dự thi. Từ nhỏ đã biết theo bà cày cấy ngoài đồng vì thế chàng trai này luôn ao ước được học 1 nghề có ích với bà con nông dân. Cậu cũng không quên chia sẻ về dự định nếu không đỗ đại học, “em sẽ về quê tìm một công việc phù hợp và sống bình yên”.

Chuẩn bị đi thi, cô dì chú bác có cho thêm 300.000 đồng để làm lộ phí đi đường vậy là chàng trai quê Hải Dương 1 thân 1 mình lên thủ đô ứng thi với 500.000 đồng. Trước khi đi, cả nhà dặn em nên tìm các đội sinh viên tình nguyện để được giúp đỡ về nhà ở. Thật may mắn bởi nếu không em sẽ chẳng biết phải xoay xở ra sao với 500.000 đồng cho ngót nghét 4 ngày tới.

3. Sĩ tử 15 năm bò trên đất viết chữ đẹp như in

Sinh ra không may mắn như bạn bè cùng trang lứa, ngay từ khi mới sinh ra cậu bé Nguyễn Mạnh Dương đã bị bại liệt bẩm sinh, chân tay không thể hoạt động. Dù đã được bố mẹ chạy chữa nhiều nơi nhưng bệnh của cậu đều vô vọng.

Suốt 15 năm liền, tay chân cử động yếu, Dương chỉ còn cách bò từ trong nhà ra ngoài sân, đến lớp học. Thời gian ấy, đầu gối quần của cậu luôn rách bươm vì cọ xát với nền nhà, nền sân. Lớn lên đầy mặc cảm, Dương tâm sự: “Lúc đó còn nhỏ thấy các bạn chơi ngoài sân trường mình thích lắm và thường bò ra cửa lớp để xem”.

Những thí sinh nhọc nhằn xuống thủ đô ứng thí

Học lớp 4, Dương được thầy Thích Thanh Ngọc (trụ trì chùa Cảnh Linh – Hải Dương) nhận làm con nuôi. Thầy cũng là người đã lo hoàn toàn chi phí cho Dương trong lần mổ tại Hải Phòng với những tia hi vọng cuối cùng. Nhưng mọi chuyện đều tuyệt vọng khi bác sĩ nói căn bệnh của Dương không thể chữa trị được.

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi tay chân đã khỏe hơn, Dương có thể tự mình đi lại chậm chạp hoặc tự vịn vào tường. Điều đặc biệt là, dù đôi tay rất yếu nhưng chữ viết của chàng trai này lại rất đẹp. Thậm chí, nhiều người còn nói chữ Dương “đẹp nhất làng”. Suốt 9 năm học em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đến những năm cấp 3, do ảnh hưởng tâm lý khi bố mẹ chia tay nên học lực của em giảm dần, chỉ đạt học sinh tiên tiến.

Với niềm đam mê về công nghệ, Dương quyết tâm thi khối A vào trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Chàng trai sinh năm 1996 tâm sự: “Nghĩ đến sự vất vả của bà, của mẹ em đã nhủ lung phải cứng rắn để bước tiếp, phấn đấu đạt được ước mơ”.

4. Người cha thương binh 2 lần đưa con đi thi Đại học

Bị mất 2 tay trong chiến tranh, mất 81% sức lao động nhưng người thương binh 60 tuổi Trịnh Đình Phi có được niềm an ủi vô bờ bến đó là 2 cậu con trai học giỏi, ngoan ngoãn.

Những thí sinh nhọc nhằn xuống thủ đô ứng thí

Lặn lội đưa con từ Thanh Hóa ra Hà Nội thi vào trường Sĩ quan Đặc công, bác Phi cho biết: “Bản thân tôi đưa cháu đi thi cũng chỉ để động viên cháu thôi, chứ đưa con đi lại để nó phục vụ lại mình. Tôi cũng chỉ mong sao cho con cái thi cử thành đạt để sau này trở thành người quân nhân tốt, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì và đi bất cứ nơi đâu vì Tổ quốc”.

Mặc dù mùng 3/7, con trai bác là Trịnh Đình An mới bắt đầu đi nhận phòng thi, nhưng ngay từ sáng 30/6 hai bố con đã khăn gói lên Hà Nội. Vì đã có kinh nghiệm đưa con đi thi nên bác Phi đưa cậu con thứ 2 lên sớm để làm quen với cuộc sống và con người nơi đây, đỡ áp lực khi bước vào thi chính thức.

Hiện người con cả đang du học tai Nga, bác Phi hi vọng rằng, cậu con trai út Trịnh Đình An cũng tiếp nối anh mình đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới.

5. Nữ sinh hái vải 12 tiếng/ngày lấy tiền lộ phí thi

Sinh ra trong 1 gia đình có 7 anh chị em tại huyện Sơn Động (huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang) cô gái ham học Mễ Thị Thức đã nhất quyết phải đỗ đại học để thoát nghèo. Đi học tốn kém, nhà lại nhiều việc, không ít lần bố đã khuyên Thức ở nhà lấy chồng như mấy đứa bạn cùng xã.

Những thí sinh nhọc nhằn xuống thủ đô ứng thí

Mễ Thị Thức (bên trái) và người bạn Vi Thị Kim Vui (Ảnh Zing)

Trước ngày lên Hà Nội, để có tiền làm lộ phí đi đường, mỗi ngày Thức phải đi bẻ vải từ 5h sáng đến 7h tối. Có những hôm mệt nhoài ra nhưng vẫn cố gắng học ôn thêm bài.

Chia sẻ về câu chuyện của mình, Thức cho biết, vải được mua giá rất rẻ. Mặc dù năm nay, sản lượng của gia đình em là 1 tấn nhưng với giá từ 2000 đồng – 3000 đồng/kg nên số tiền thu chẳng đáng là bao.

Mong muốn của cô gái nhỏ bé này là đỗ vào khoa Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.

Để thực hiện được ước mơ mở cổng trường Đại học, nhiều sỹ tử đã không ngừng cố gắng vượt lên mọi khó khăn. Mong rằng, ước mơ của họ sẽ trở thành hiện thực để nối dài thêm những niềm hạnh phúc khôn nguôi của cha mẹ.

Nguồn : Tiin.vn

Từ Thiện Thật tròn 1 năm tuổi

Previous article

Lynk Lee đội nắng cùng Từ Thiện Thật giao nước mía miễn phí cho sĩ tử

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *