Bất chấp căn bệnh và gia cảnh khó khăn, với ý chí và nghị lực phi thường, cô gái trẻ đã thực hiện được ước mơ trở thành bác sĩ của mình.
Cô bé đặc biệt ấy chính là Lưu Nho Trân, người Hồ Nam, Trung Quốc. Sinh ra đã mắc phải căn bệnh xương thủy tinh nên mọi người thường gọi cô là “cô bé thủy tinh”.
Vì tính chất của căn bệnh khiến cho xương trở nên giòn, vô cùng dễ vỡ nên từ bé đến lớn, Lưu phải trải qua rất nhiều đau đớn do bị gãy xương nhiều lần. Năm 19 tuổi, hơn 60 lần gãy xương đã khiến cho phần cơ chân của Lưu bị teo nhỏ, khung xương phát triển dị dạng nên cô bé chỉ cao hơn tầm 1 mét.
Lưu Nho Trân có dáng người rất nhỏ bé
Điều đáng buồn là cô bé đã bị bố mẹ ruột bỏ rơi từ lúc mới sinh. Từ đó, Lưuđược bố nuôi hết lòng yêu thương, chăm sóc. Vì gia cảnh khá khó khăn nên bố nuôi của cô rất vất vả, phải làm nhiều việc mới đủ tiền trang trải cuộc sống. Tuy rằng mắc phải căn bệnh hiếm gặp, gia cảnh khó khăn nhưng Lưu Nho Trânchưa từng từ bỏ ước mơ cắp sách đến trường của mình. Năm 7 tuổi, cô bé đã học cách tự đi bằng cách di chuyển trên một chiếc ghế nhỏ.
Chiếc ghế đặc biệt đã cùng đồng hành với cô trên mọi nẻo đường
Lưu rất tự lập và đều tự làm mọi việc trong nhà, không phiền đến ai
Giặt quần áo cũng là việc mà Lưu thường làm mỗi ngày
Chiếc nạng bằng chân ghế của cô là do một tay bố nuôi làm nên. Chiếc ghế đã giúp đỡ cô rất nhiều trong việc đi lại cũng như đến trường. Đối với Lưu, chiếc ghế có ý nghĩa vô cùng đặc biệt vì đây chính là tấm lòng yêu thương của bố nuôi dành cho cô.
Từ lúc học tiểu học cho đến khi học đại học, mỗi ngày Lưu đều kiên trì đi đến lớp bằng bộ nạng được làm bằng chân ghế của mình. Trong lớp, Lưu Nho Trâncũng giống như bao bạn sinh viên bình thường khác. Bạn bè trong lớp đều vô cùng quý mến và giúp đỡ cô, đồng thời cũng xem cô như một người bình thường chứ không phải là người khuyết tật.
Trong lớp học, cô cũng không khác gì những sinh viên bình thường của lớp
Cô bé hoạt bát luôn vui vẻ, hòa đồng cùng bạn bè xung quanh
Vì lo lắng bị gãy xương, nên từ trước đến nay Lưu Nho Trân chưa từng tham gia bất cứ trò chơi nào, cũng chưa từng học bất kì lớp thể dục nào. Thay vào đó, cô bé dành phần lớn thời gian cho việc học trong lớp. Lưu vô cùng yêu thích học tập, cô luôn tập trung nghe giảng, chăm chỉ ghi chép bài và hỏi thầy cô về những điều mình chưa biết. Thành tích học tập cao chót vót của Lưu luôn điều khiến mọi người vô cùng ngưỡng mộ.
Trên lớp, cô bạn dành trọn sự tập trung cho việc nghe giảng
Thuở học cấp 3, phòng học của Lưu nằm ở tận lầu 4. Với chiếc nạng của mình, cô gặp rất nhiều khó khăn trong việc bước lên các bậc thang. Khác với mặt đất bằng phẳng, những bậc thang gồ ghề luôn là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối vớiLưu.
Bạn bè thay phiên nhau giúp Lưu khỏi phải bước qua cầu thang
Chính vì thế, bạn bè trong lớp đã cùng nhau lập thành nhóm “vòng ôm thân ái”, thay phiên nhau giúp cô bạn có thể mau chóng thuận tiện đến lớp hơn. Cô nàng còn cho biết, do được bồng nhiều lần cho nên đã quen rồi, không còn cảm giác ngại ngùng như ngày trước nữa
Nếu đi một mình, Lưu mất hơn 1 tiếng đồng hồ mới leo hết cầu thang đến lớp
Tuy nhiên, những lúc một mình ở nhà cô vẫn thường tập làm quen với những bậc thang này
Trước ngày thi Đại Học, bố nuôi của Lưu đã làm một bữa ăn thịnh soạn để bồi bổ sức khỏe cho con gái.
Cô nàng cũng xếp hạc để cầu nguyện may mắn sẽ đến với mình
Những giờ phút ôn thi căng thẳng trong lúc kì thi đã cận kề
Đối với Lưu, học tập chính là việc mà cô bé cảm thấy hạnh phúc nhất. Ước mơ lớn nhất của cô chính là được trở thành một bác sĩ. Lưu tâm sự rằng mình hi vọng có thể trở thành một bác sĩ tâm lý để chia sẻ, giúp đỡ cho mọi người xung quanh và báo đáp xã hội.
Ngoài lúc trên trường, Lưu luôn tranh thủ thời gian tự học ở nhà
Cùng bạn bè thảo luận bài
Ngày thi, Lưu được các bạn giúp đỡ đến phòng thi
Lưu Nho Trân là một cô gái vô cùng mạnh mẽ và lạc quan trước cuộc sống. Với bất kì chuyện gì, cô đều chọn cách dũng cảm đối mặt với khó khăn chứ không hề sợ hãi trốn tránh. Trải qua rất nhiều khó khăn và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng, vào tháng 6/2014, Lưu Nho Trân đã đỗ vào trường Cao đẳng y khoa Hồ Nam với số điểm 430.
Trước lúc nhận được giấy báo trúng tuyển, Lưu đã từng có rất nhiều lo lắng và băn khoăn. Cô từng lo rằng nhà trường sẽ từ chối một người tàn tật như mình hay không. Hoàn toàn khác với những lo lắng của Lưu, sau khi biết được hoàn cảnh gia đình và nghị lực phi thường của cô gái trẻ, hiệu trưởng của trường không những đồng ý cho Lưu vào học, giảm tiền học phí 3 năm và xin học bổng cho cô bé. Lưu còn cho biết: “Chiếc máy tính đầu tiên của kí túc xá cũng là do nhà trường tặng cho em”.
Ngoài việc tạo điều kiện tốt nhất cho Lưu học tập, nhà trường còn miễn phí thức ăn trong căn tin, xếp cho Lưu giường tầng phía dưới để cô dễ bề nghỉ ngơi.
Lưu vừa cầm chú chuột bạch vừa chăm chú nghe thầy giảng bài trong giờ thí nghiệm
Lưu luôn cho rằng cuộc sống luôn công bằng với mình. Khi Thượng Đế đóng một cánh cửa của bạn, Người sẽ mở một cánh cửa khác cho bạn bước đi. Điều may mắn của Lưu Nho Trân chính là cô bé luôn có bạn bè xung quanh hết lòng quan tâm, yêu thương mình.
Quãng đường về nhà trở nên ấm áp hơn khi có các bạn đồng hành
Những người bạn xung quanh luôn hết lòng giúp đỡ Lưu
Đối với Lưu, đây là niềm hạnh phúc lớn lao mà không phải ai cũng may mắn có được
Cuộc đời luôn rất tươi đẹp và vô cùng công bằng đối với tất cả chúng ta
Cô gái trẻ luôn luôn lạc quan và giữ nụ cười tươi tắn trên môi.
Comments