“NGÀY ĐẸP NHẤT” CỦA NHỮNG PHỤ NỮ ĐẶC BIỆT
Làm đẹp, trang điểm, mặc áo dài chỉ là một nhu cầu bình thường của những người phụ nữ. Tuy nhiên, những nhu cầu vốn rất đỗi bình thường lại trở thành xa xỉ với những người phụ nữ đang phải điều trị đặc biệt về tâm thần. Ngày 8/3 năm nay, những người phụ nữ tại trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần số 2, Ba Vì, Hà Nội có một “Ngày Đẹp Nhất”.
|
NGÀY 8/3 KHÁC BIỆT |
“Ngày Đẹp Nhất” là 1 chương trình đặc biệt dành cho những người phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần số 2 Hà Nội.
Họ có thể là những người vô gia cư lang thang được đưa về trung tâm. Họ có thể là những người không nhớ gì về gia đình và quên mất tên của mình… Nguyễn Thành Trung (Chủ nhiệm CLB Từ Thiện Thật) mở đầu chương trình bằng lời tâm sự ngắn gọn nhưng đầy tự sự. Đây là lần thứ 3, Trung thực hiện chương trình “Ngày Đẹp Nhất” để dành tặng một ngày 8/3 ý nghĩa dành tặng những người phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt trên mảnh đất hình chữ S. Trước đó, Trung từng thổ lộ rằng, Trung không từ thiện giống các bạn là góp lại thành lớn rồi đưa đến những hoàn cảnh khó khăn, từ bé khi Trung đi qua 1 hoàn cảnh khó khăn nào là trong anh thường cảm nhận được họ, Trung chạy lại và tặng cho họ 1 cái gì đó, ví dụ như 1 cái bánh mẹ mua cho hoặc 1 cái kẹo được mọi người cho, anh sẽ không ăn nếu thấy họ cần hơn bản thân mình. Trung cũng nói, anh sống tâm linh bởi chính cái đã gắn liền với từ thiện đó là Thành Trung = TT = Từ Thiện. “Ngày Đẹp Nhất” là chương trình thiện nguyện mà Trung đã ấp ủ từ rất lâu và tổ chức đều đặn. Những năm trước, anh mang “Ngày Đẹp Nhất” tới các bà, các cô sinh sống tại khu xóm ve chai tại Hà Nội và TP HCM. Trong một lần tới làm từ thiện tại một trung tâm chăm sóc người tâm thần, Trung vẫn giữ thói quen lại thật gần và tâm sự, nói chuyện cùng với những bệnh nhân tại đó. Từ những câu chuyện thật nhỏ như cuộc sống, ước mơ, công việc… Trung nhận ra những bệnh nhân tâm thần họ cũng giống như bao người ngoài kia, họ cũng muốn có một cuộc sống vui tươi, họ cũng có ước mơ, cũng có nhu cầu cuộc sống, muốn được làm đẹp… Những điều đó đã thôi thúc Trung muốn làm một điều gì đó để dành tặng những người phụ nữ đặc biệt đang điều trị tại trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần số 2, Ba Vì, Hà Nội.
Bà Thân Thị Hòa (Văn Hương – Đống Đa – Hà Nội) năm nay đã 61 tuổi nhưng vẫn luôn vui vẻ, yêu đời khi sống tại Trung tâm nhiều năm nay. Bà Hoà kể, trước đây bà làm nghề thợ may, thợ thêu ren và nhận việc làm ở nhà. Khi hỏi về quê quán, địa chỉ, bà Hoà vẫn nhớ như in ngôi nhà mình từng sống tới từng ngõ ngách, số nhà và luôn “líu lo” về nghề may mà mình yêu thích, bà Hoà luôn xưng “em” khi nói chuyện với mọi người.
“Ngày xưa em làm may, làm thêu 13-14 năm rồi. Những năm đấy nhận nhiều đồ về làm tại nhà, làm được lắm. Cả ngày của em chỉ có may với thêu. Đợt đấy, nhà chật, lại thêm em của mẹ về xây nhà, thấy em làm may chật nhà cả đống rồi làm suốt ngày suốt đêm ầm ĩ nên cho em ra chỗ khác ở” – bà Hoà kể lại. 5 năm sống tại Trung tâm, bà Hoà nói chẳng thèm gì ngoài thèm nghề, nhớ nghề lắm. Vào trung tâm rồi cũng chỉ muốn được làm may, làm thêu nhưng không được nên chỉ có làm giấy, làm lọng túi… để đỡ nhớ. Thêm nữa, ở trong này lại có nhiều bạn bè như mình, lại được thoải mái làm điều mình thích nên bà Hoà lúc nào cũng vui vẻ. “Dù may thêu rất nhiều đồ nhưng em chưa bao giờ may áo dài. Em chỉ có một ước mơ duy nhất là được về làm may tiếp” – bà Hoà tâm sự. |
Bà Thân Thị Hòa (Văn Hương – Đống Đa – Hà Nội) năm nay đã 61 tuổi nhưng vẫn luôn vui vẻ, yêu đời khi sống tại Trung tâm nhiều năm nay. Bà Hoà kể, trước đây bà làm nghề thợ may, thợ thêu ren và nhận việc làm ở nhà. Khi hỏi về quê quán, địa chỉ, bà Hoà vẫn nhớ như in ngôi nhà mình từng sống tới từng ngõ ngách, số nhà và luôn “líu lo” về nghề may mà mình yêu thích, bà Hoà luôn xưng “em” khi nói chuyện với mọi người.
“Ngày xưa em làm may, làm thêu 13-14 năm rồi. Những năm đấy nhận nhiều đồ về làm tại nhà, làm được lắm. Cả ngày của em chỉ có may với thêu. Đợt đấy, nhà chật, lại thêm em của mẹ về xây nhà, thấy em làm may chật nhà cả đống rồi làm suốt ngày suốt đêm ầm ĩ nên cho em ra chỗ khác ở” – bà Hoà kể lại.
5 năm sống tại Trung tâm, bà Hoà nói chẳng thèm gì ngoài thèm nghề, nhớ nghề lắm. Vào trung tâm rồi cũng chỉ muốn được làm may, làm thêu nhưng không được nên chỉ có làm giấy, làm lọng túi… để đỡ nhớ. Thêm nữa, ở trong này lại có nhiều bạn bè như mình, lại được thoải mái làm điều mình thích nên bà Hoà lúc nào cũng vui vẻ.
“Dù may thêu rất nhiều đồ nhưng em chưa bao giờ may áo dài. Em chỉ có một ước mơ duy nhất là được về làm may tiếp” – bà Hoà tâm sự.
Vũ Hồng Ngọc, SN 1996 (xã Nam phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một trong những người bạn thân của Tú do cả hai cùng tuổi và cùng xã. Em đã vào đây được hơn 1 năm. Dù biết mình có bệnh nhưng Ngọc vẫn luôn lạc quan và vui tươi.
Vừa được trang điểm, bạn tình nguyện viên vừa hỏi Ngọc về cuộc sống ở đây và hỏi về ước mơ của Ngọc. Cô gái ấy thổ lộ mình có ước mơ sẽ trở thành lính cảnh vệ đứng gác trước lăng Bác. Cô hồn nhiên chia sẻ, mình mơ ước như thế bởi mình muốn được bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ mọi người. |
Vũ Hồng Ngọc, SN 1996 (xã Nam phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một trong những người bạn thân của Tú do cả hai cùng tuổi và cùng xã. Em đã vào đây được hơn 1 năm. Dù biết mình có bệnh nhưng Ngọc vẫn luôn lạc quan và vui tươi.
Vừa được trang điểm, bạn tình nguyện viên vừa hỏi Ngọc về cuộc sống ở đây và hỏi về ước mơ của Ngọc. Cô gái ấy thổ lộ mình có ước mơ sẽ trở thành lính cảnh vệ đứng gác trước lăng Bác. Cô hồn nhiên chia sẻ, mình mơ ước như thế bởi mình muốn được bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ mọi người. |
TRÂN TRỌNG VÀ YÊU THƯƠNG TỪ NHỮNG ĐIỀU BÌNH DỊ NHẤT |
Những chương trình từ thiện của Trung nói chung và “Ngày đẹp nhất” nói riêng luôn nhận được sự ủng hộ của các tình nguyện viên giống như một mạng lưới, một hệ sinh thái từ thiện. Nơi mà Trung chỉ cần phát động là luôn có những cánh tay đưa ra. Quan điểm của Trung khi làm từ thiện đó là không cứ phải quyên góp thì mới là từ thiện. Thay vào đó, Trung chú trọng việc từ thiện từ tâm và từ những việc làm nhỏ nhất. Với tinh thần “Của cho không bằng cách cho”, Trung cùng tổ chức của mình hạn chế đến mức thấp nhất việc cho tiền mà anh thường từ thiện bằng hiện vật và bằng sinh kế.
Các tình nguyện viên khi đến với Từ Thiện Thật của Trung cũng được Trung khuyến khích “từ thiện” bằng sức của mình chứ không từ thiện bằng của cải vật chất. Chính từ tinh thần đó khiến sự kết nối và ủng hộ của các tình nguyện viên với mỗi chương trình luôn đông đảo. Với “Ngày Đẹp Nhất”, Trung chỉ giới hạn số lượng nhất định nhưng rồi anh cũng phải thay đổi xe chở đoàn vào phút chót chỉ vì nhiều tình nguyện viên muốn đi và anh không muốn để ai ở nhà. Đến với “Ngày Đẹp Nhất” đặc biệt ở đây, các tình nguyện viên mỗi người có một cảm nhận khác nhau nhưng cùng chung một cảm xúc vui tươi, lắng đọng và xúc động trước những tâm sự của các bệnh nhân nơi đây. Bởi đó không phải là ước mơ gì cao sang mà chỉ đơn giản là một mong ước rất nhỏ, rất giản dị, rất đời thường nhưng lại hoá xa xỉ. |
Lê Thị Vân Anh là một trong những tình nguyện viên tích cực của Từ Thiện Thật trong các chương trình thiện nguyện. Vân Anh đã hai lần tham gia trong cả hai “Ngày Đẹp Nhất” tổ chức tại Hà Nội và mỗi lần đều mang lại cho cô những cảm xúc rất khác nhau. Theo lời Vân Anh, lần trước, cô cùng các bạn trang điểm cho các cô bác tại xóm ve chai Phúc Tân dưới chân cầu Long Biên. Lần đó, cô được tự tay giúp những người phụ nữ quanh năm khắc khổ được một lần làm đẹp đã để lại trong cô những cảm xúc khó nói thành lời.
Khi “Ngày Đẹp Nhất” tại Ba Vì phát động, Vân Anh cũng là những người đầu tiên đăng ký tham gia như thể cô chỉ chờ đợi người “cầm trịch” cất lời. “Khi tham gia chương trình này, cảm xúc của mình khó tả lắm. Mình cảm nhận được rằng các chị, các cô, các bác ở đây họ đang sống một cuộc sống rất vui vẻ. Khi đến đây, mình như được truyền thêm năng lượng tích cực từ họ bởi họ luôn lạc quan, yêu đời và vui tươi. Vừa trang điểm, mình vừa trò chuyện và được nghe những ước mơ rất đáng yêu như là mơ được mặc áo dài, được trang điểm mỗi ngày, được người nhà lên thăm hay là được làm ca sĩ” – Vân Anh chia sẻ. |
Kiều Chinh cũng là những người đầu tiên đăng ký và trực tiếp cầm cọ trang điểm cho những người phụ nữ đặc biệt tại đây. Chinh đã hai lần tham gia “Ngày Đẹp Nhất” tổ chức tại Hà Nội.
“Đến đây thực sự rất vui vì mọi người luôn vui vẻ, yêu đời và tạo nên năng lượng tốt. Mình cảm thấy rất vui khi được tự tay trang điểm cho các bà các cô, đây là chương trình thực sự rất ý nghĩa, mình cảm thấy tự hào khi được chung tay đem lại cho các bà, các cô ở đây một ngày 8/3 trọn vẹn như ý nghĩa” – Chinh chia sẻ. |
Đến với “Ngày Đẹp Nhất” lần thứ 3, Quỳnh Anh lại tìm được cho mình sự yêu thương, biết ơn và trân trọng mà trước đó cô vốn không để ý tới giữa cuộc sống xô bồ. Quỳnh Anh chia sẻ, trước khi tham gia chương trình này, cô từng có suy nghĩ người tâm thần sẽ hơi đáng sợ một chút, sẽ giống như không kiểm soát được suy nghĩ và hành động như những bộ phim cô từng xem. Tuy nhiên, nhân sinh quan của Quỳnh Anh dường như thay đổi toàn bộ khi cô được tận mắt chứng kiến những bệnh nhân nơi đây, được nghe cách họ sống, cách họ làm mình vui, cách lạc quan yêu đời và cả cách mà họ mơ ước…
“Có những chị vào hai năm, có những chị vào năm năm nhưng cũng có những chị mới vào được có hai tháng hoặc bốn tháng thôi. Và với những lý do hay nghe những cái ước mơ của họ thì em thấy lúc đấy trong em cảm xúc rất khó tả. Lúc đấy em nghĩ về chính bản thân mình, tự nhìn lại chính bản thân mình và thấy mình đã rất là may mắn rồi, khi mà có bố mẹ, mọi người đều đang khoẻ mạnh bình thường. Vì thế, mình hãy cần phải trân quý cũng như là trân trọng điều này” – Quỳnh Anh tâm sự.
Các tình nguyện viên cùng chia nhau công việc, người trang điểm, người làm tóc, người phụ trách áo dài… tất cả đều làm hăng say, cẩn thận như đang trang điểm phục vụ những khách hàng VIP nhất. Tất cả đều muốn giúp những người phụ nữ tại trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần số 2 trở nên thật xinh đẹp cho ngày 8/3.
Bà Thân Thị Hoà cười tít mắt từ đầu đến cuối và luôn hỏi về bộ áo dài có đẹp không, trông mình trang điểm lên có đẹp không… “Ở trên này vui thì có vui nhưng quanh đi quẩn lại cũng chỉ có từng này chị em thôi, gia đình cũng thi thoảng mới lên thăm. Thế nên ở trên này thèm người lắm, có ai lên là vui như Tết” – bà Hoà nói. Chị Nguyễn Kim Nguyệt sinh năm 1974. Chị là một bệnh nhân lang thang được đưa về trung tâm cách đây hơn 5 năm. Sau một thời gian gia đình đã tìm thấy chị ở trung tâm. “Ở trên này vui vì có nhiều người giống mình, như là mình tìm thấy được nơi mình thuộc về. Nhưng nhiều khi nhớ gia đình cũng buồn lắm, giờ chỉ mơ ước khỏi bệnh rồi giữa năm được về vì người nhà đã hứa như vậy” – chị Nguyệt chia sẻ.
|
Bài, ảnh và trình bày: Khánh Huy
Comments