Hoàn Cảnh Thật

Từ nay Bà Hạnh 84 tuổi sẽ được hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng

0

Sau khi đi thẩm định thì hôm nay ngày 19/10/2014, Từ Thiện Thật đã đến thăm hỏi, động viên tinh thần và tặng quà cụ bà Đinh Thanh Hạnh ( 84 tuổi ). Đây là 1 trong nhiều hoàn cảnh do bạn đọc khắp nơi gửi về nhờ Từ Thiện Thật giúp đỡ. Trước mắt, hoàn cảnh của cụ bà sẽ được  TỪ THIỆN THẬT – TP. HÀ NỘI hỗ trợ nhu yếu phấm hàng tháng!

10723352_806034802775371_1604885495_n

Bản đồ hướng dẫn đường đi đến nhà của bà Hạnh

12312323

Nơi bà bán hàng gần Bách Hóa Thành Xuân

3123123123123

21

Những món hàng bà đang bán

123123123

Chiếc xe đẩy hàng  của bà

12313

Ngõ vào căn nhà chưa đầy 10m2 bà đang sống

_MG_7298

Từ nay bà Hạnh sẽ được TỪ THIỆN THẬT – TP. HÀ NỘI hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng 

* Hoàn cảnh của bà Hạnh ( 84 tuổi )  được các Bạn Đọc khắp nơi chia sẻ trên Facebook  và nhờ Từ Thiện Thật giúp đỡ >>>

Ngôi nhà trọ “ổ chuột” quanh năm tối om ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) là nơi tá túc của bà Hạnh (84 tuổi) suốt hơn 20 năm qua. Hằng ngày, bà lão sống nhờ vào tiền cân sức khỏe và bán kẹo, sách cho người qua đường.

Ngôi nhà trọ rộng chưa đầy 10m2 ở số nhà 102 – H9, phường Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội) là nơi bà Đinh Thanh Hạnh (84 tuổi) hơn 20 năm qua tá túc sống qua ngày. Đến đây, nhiều người không khỏi giật mình bởi dù là ban ngày nhưng bên trong ngôi nhà luôn tối om, ẩm thấp, xung quanh tường rêu mốc nham nhở.


Ngôi nhà trọ tối om là nơi hơn 20 năm qua bà Hạnh sinh sống.

Ở tuổi gần đất xa trời nhưng bao năm qua, bà lão hơn 80 tuổi này không người thân thích. Lau vội những giọt nước mắt lăn dài trên gò má đã nhiều nếp nhăn, bà Hạnh thều thào kể về cuộc đời “không giống ai” của mình.

Vốn là người quê gốc Hải Phòng nhưng bà Hạnh lên Hà Nội làm công trường rồi lập gia đình sớm. Tuy nhiên trải qua hai lần đò, số phận không may mắn vẫn bám chặt lấy bà.


Bên trong nhà lúc nào cũng tối om như mực.

Bà kể: “Khi đi làm ở công trường, tôi quen rồi lấy một người chồng ở quận Đống Đa, Hà Nội. Tuy nhiên, được hơn 1 năm thì hai vợ chồng bỏ nhau, tôi ở vậy chăm con được hơn 1 tuổi thì cháu bị bệnh rồi qua đời”.

Bà cho biết, chồng bà sau đó đi lấy vợ khác, con mất nên bà cứ sống lầm lũi, sáng đi làm tối mới về. Cho đến năm 33 tuổi, bà quen ông Nguyễn Công Vinh (quê ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) ra ngoài Bắc tập kết. Ít lâu sau, hai người nên duyên vợ chồng rồi sinh được một người con trai là anh Nguyễn Mạnh Hùng.

Bà Hạnh cho biết: “Trong nhà lúc nào cũng ẩm thấp, mỗi khi trời mưa, mùi nước cống bốc lên nồng nặc nhưng giờ không ở đây thì tôi cũng chẳng biết đi đâu”.


Bà lão buồn bã khi nghĩ về cuộc đời “không giống ai” của mình.

Tuy nhiên, lấy nhau được hơn 10 năm thì người chồng thứ 2 của bà qua đời vì bệnh tật. Năm 36 tuổi, anh Hùng cũng không may ra đi do bạo bệnh để lại vợ và 2 con nhỏ. Ít lâu sau, người con dâu của bà cũng đưa 2 con đi lấy chồng khác khiến bà lão thành đơn độc.

Bà cho biết, cách đây hơn 20 năm, bà có gom góp tiền mua được mảnh đất ở phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân. Tuy nhiên, bà bị lừa rồi bị tịch thu mất đất. Cứ thế, bà lão đành phải thuê căn phòng ẩm thấp, tối tăm làm chốn nương thân


Mỗi sáng, bà lão lại còm cõi xách túi hàng đi bán.

Cứ đều đặn 6 giờ sáng, bà Hạnh lại còm cõi xách túi hàng gồm một chiếc cân, vài gói kẹo, dăm ba quyển sách ra bán trước cửa hàng Bách hóa Thanh Xuân (quận Thanh Xuân) đến tận tối mịt mới về để kiếm tiền sinh sống.

Bà Hạnh cho biết, phòng trọ lụp xụp tối om ngày cũng như đêm lúc nào cũng phải bật điện này bà thuê với giá gần 600 nghìn đồng/tháng là nơi tá túc của bà suốt bao năm qua. Ngôi nhà trọ ẩm thấp, mỗi khi mưa xuống ẩm ướt, nồng nặc mùi nước cống bốc lên.


Chiếc cân này gắn bó với bà lão cô độc suốt hơn 20 năm qua.

“Cách đây hơn 20 năm thì nó còn đỡ, nhưng ở lâu rồi, lụp xụp chủ nhà cũng không sửa sang gì cả. Những ngày mưa, rét mướt ẩm thấp lắm, ở cái tuổi như tôi rồi chuyển đi nơi khác không ai dám cho ở trọ nữa vì người ta sợ tôi chết trong nhà. Với lại, ở nơi khác, phòng trọ đắt đỏ, lấy đâu ra tiền, tôi bán mấy thứ này cũng chỉ đủ sống qua ngày thôi”, bà Hạnh thều thào kể.

Bà Hạnh cũng nghẹn ngào nhớ lại: “Có lần tức giận, chủ nhà đuổi tôi ra ngoài, không cho ở nữa. Không ai dám cho thuê nhà nên cứ tối đến tôi lại trải tạm manh chiếu ngủ ở trước cửa hàng Bách hóa Thanh Xuân, sáng người ta mở cửa thì tôi lại thu dọn sớm rồi ngồi bán hàng. Sau đó, năn nỉ mãi chủ nhà trọ lại mới cho ở lại”.


Bữa cơm trưa đơn giản bà mua chỉ có cơm trắng và một hai miếng thịt.

Sống cô độc một mình nên bà lão chỉ nấu cơm một lần trong ngày. Bữa cơm trưa của bà chỉ vẻn vẹn có cơm trắng, thêm một hai miếng thịt cải thiện. Nhiều người thương mang cơm đến cho nhưng bà lão đều e ngại từ chối.


Bà buồn bã cho biết: “Đã làm đơn hiến xác cho bệnh viện từ cách đây 6 năm vì chết không có ai mai táng”.

Có hai cháu nội nhưng bà Hạnh cho biết: “Cháu gái lớn lấy chồng ở Nam Định, còn cháu trai không có điều kiện về kinh tế nên cũng không giúp được gì cả. Thôi thì mình tự lo cho mình thôi. Nhiều khi thấy các cháu sống vất vả tôi cũng thương muốn đỡ đần các cháu nhưng già yếu rồi không biết làm thế nào”.

Ở cái tuổi bát tuần nhưng bà Hạnh vẫn rất tinh anh. “Được cái ông trời thương, bao nhiêu năm qua phơi sương phơi nắng ở đây cân sức khỏe cho khách nhưng cũng không đau ốm gì cả. Nếu mà ốm thì tôi cũng chẳng biết làm thế nào khi trong người không có tài sản gì đáng giá ngoài cái cân là ‘cần câu cơm’ gắn bó với tôi suốt bao năm qua”, bà lão thật thà kể.

Trên khuôn mặt khắc khổ của bà lão ở tuổi bát tuần vẫn luôn hiện lên sự lo lắng. “Giờ ở cái tuổi này rồi, tôi chỉ mong sống khỏe chết nhanh thôi. Ốm đau không có tiền khổ lắm. Hôm nào mưa gió là tôi lại phải nghỉ làm”.


Nhiều người đi đường thương tình thường ghé qua mua giúp bà vài gói kẹo.

“Cách đây 6 năm tôi cũng có làm đơn xin hiến xác cho bệnh viện. Chứ chết đi rồi tôi cũng chẳng có ai để mai táng, hậu sự”, bà lão buồn rầu kể thêm.

Thương bà, nhiều người đi đường, khách quen thi thoảng ghé qua mua vài gói kẹo, cân sức khỏe. Với bà, được đi làm lo cho bản thân và thi thoảng trò chuyện với mọi người là niềm vui để bà bớt cô đơn lúc tuổi già.

Bà Cao Thị Hồi (quê ở huyện Hải Hậu, Nam Định) ở ngay cạnh nhà trọ của bà Hạnh cho biết: “Bà ấy khổ cực lắm, chồng con đều mất cả không người thân thích. Đã thế, có lần còn bị trộm vào nhà lấy hết cả tiền tích góp, đã nghèo khổ lại còn cơ cực. Ở đây, ai cũng thương cho hoàn cảnh của bà ấy”.

TỪ THIỆN THẬT

Hoàn Cảnh Theo YAN

Những bức ảnh khiến bạn phải giật mình ngẫm nghĩ

Previous article

Chùm ảnh: ‘Quà’ 20/10 là gánh nặng mưu sinh…

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *