Kỳ thực “Cao ốc ngàn gian, thì đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, lý do gì mà chúng ta phải tham lam nhiều thứ như thế? Đến cuối cùng, tiền nhiều đến mấy, chức vị cao đến đâu đi nữa thì đến lúc lìa đời thì đâu còn ý nghĩa gì?
Sự tham lam lòng người là vô hạn. Bởi thế mà ông cha có câu: “Người không biết đủ giống như con rắn muốn nuốt cả con voi”, nuốt không được cũng lại không muốn nhả ra. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắτ gặp rất nhiều người bị “danh và lợi” buộc vào mình. Họ mãi chạy theo, một phút cũng không dừng lại, có thứ này lại muốn thứ khác, có rồi lại muốn cái mới hơn, cả ngày “được voi đòi tiên”.
Có một điều hiển nhiên rằng dục vọng của con người không bao giờ có thể thỏa mãn được. Nếu một mực cưỡng cầu thì nhất định sẽ sinh ra phiền não. Con người sống truy cầu danh lợi vốn là để được hạηh ρhúc, vui vẻ, nhưng rất nhiều người vì truy cầu không được lại đάnh mất niềm vui, niềm hạηh ρhúc vốn có. Đây đúng là cái vòng luẩn quẩn của nhân sinh.
Thực ra, quan trọng là ở tâm con người, tâm biết đủ quan trọng đến mức nào đối với sinh mệnh của một người. Suy cho cùng: “Cao ốc ngàn gian, thì đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, hà cớ gì chúng ta phải truy cầu lắm thứ như thế?
Có người nói: “Tôi cũng không muốn liều mạng, quả thật không cần quá nhiều vật chất và hưởng lạc, nhưng danh lợi là dấu hiệu của sự thành công. Cho nên, buông bỏ là không có chí tiến thủ, không thể buôn xuống được.” Không thể nghi ngờ rằng, danh lợi có phần mang đến sự vinh quang cho con người, tự nhiên có lực hấp dẫn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên thành công và danh lợi lại không nhất định là ngang hàng với nhau.
Một người hám danh lợi sẽ khiến tâm không còn tĩnh tại, dễ làm nhiều việc không nên. Từ xưa đến nay, có bao nhiêu người cả đời lao tâm lao lực, đến lúc vinh hoa phú quý, công thành danh toại tưởng rằng như thế là hạηh ρhúc, khoái hoạt. Nhưng quay đầu lại nhìn thì hóa ra, hạηh ρhúc lại không phải ở nơi ấy…
Người như vậy ở nơi nào cũng có, họ rốt cuộc cuối cùng là thành công hay thất bại?
Người biết đủ sẽ không chọn cách sống như vậy, họ cự tuyệt cách sống “chui đầu vào cái giỏ danh lợi”, bởi vì họ biết sẽ bị “danh lợi” làm khổ cả đời. “Danh lợi” tuy rằng ở một mức độ nào đó sẽ khiến con người khoái hoạt hạηh ρhúc nhưng dục vọng “danh lợi” mãi cứ giãn nở ra vô hạn thì chỉ có thể làm cho người ta thống khổ mà thôi.
Bởi thế nên, cổ nhân giảng: “Thấy đủ thường vui!” Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhìn vào nhưng hẳn là sẽ vui vẻ, hạηh ρhúc. “Biết đủ” chính là cách nắm giữ hạηh ρhúc trong tay.
“vui vẻ” là yếu tố không thể thiếu của mỗi người. Vào triều đại nhà Minh, có một vị tiên sinh dạy học, gia cảnh bần hàn nhưng mỗi ngày đều dâng hương bái lễ, cảm tạ trời xanh ban phúc. Vợ của ông nghĩ mãi mà không hiểu, liền hỏi:“Một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng, sao có thể tính là hưởng phúc?”
Vị tiên sinh này trả lời: “Sống ở nơi thái bình, không có chiến sự thảm họa, đó là cái hạηh ρhúc lớn nhất. Hàng ngày có quần áo mặc, có cái ăn, không đến mức đông chịu lạnh, đói không có gì ăn là hạηh ρhúc lớn thứ hai. Trong người không có bệnh tật, không có tai họa, trong lao ngục không có τù nhân là cái hạηh ρhúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”
Nhiều cho rằng vị tiên sinh này không thành công, nhưng ông lại tự thấy mình hạnh ρhúc. Bởi vì trong lòng ông biết đủ, niềm hạηh ρhúc của ông đến từ góc độ tương đối. Có câu nói rất hay rằng: “Đừng khóc vì không có giày đi bởi vì có người còn không có chân để đứng!”.
Thế nên mới nói: “Biết đủ thì người nghèo khổ cũng vui, không biết đủ thì người giàu sang cũng u buồn”. Ở vào cùng một hoàn cảnh, chúng ta chỉ cần thay đổi cách, thay đổi cái tâm của mình thì hoàn cảnh cũng tự nhiên thay đổi. Có tâm biết đủ là quý trọng những gì có ở hiện tại. Chúng ta đừng nên nghĩ mình thiếu những gì mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cùng rời bỏ chúng ta mà đi.
Thực ra, cách thoát khỏi tai họa chính là quý trọng phúc phận mình đang có. Ví như sinh mệnh và sức khỏe là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng mọi người lại thường xem nhẹ, đến lúc sắp mất đi rồi mới thấy hối tiếc thì đã muộn.
Vậy nên, đại nạn không chết, bệnh nặng mà khỏi sẽ khiến con người cảm nhận rõ rệt được niềm hạnh ρhúc tăng lên gấp bội. Trái lại, không biết đủ mà tham lam sẽ dễ dàng sai đường lạc lối, khiến tai họa “không nên có” ập đến.
Comments