Bài Học Đáng Quý

Những bài học cuộc sống: Ba cú đánh trong cuộc sống

0

 Đội bóng chày thiếu nhi “Chú Gấu Con” đang tập đánh bóng trước trận đấu. Những ngôi sao của đội đang nện cật lực. Rất nhiều cầu thủ đánh hụt bóng. Chẳng có ai hướng dẫn, chúng cứ ra sức đánh thật mạnh.
Được một lúc, có một người đàn ông lớn tuổi mặc bộ quần áo nâu đến đứng bên ngoài sân xem đội “Chú Gấu Con” luyện tập. Trông ông khoảng 60 tuổi, tóc đã bạc.
– Các cháu có muốn đánh bóng tốt hơn không? – Cuối cùng, ông ấy cất tiếng hỏi.
Những ngôi sao của đội bóng cười ầm. Một ông già như thế thì biết gì về đánh bóng kia chứ? Nhưng có khá nhiều những cầu thủ nhỏ con hơn thì ngập ngừng gật đầu và giơ tay. Chúng sẵn sàng thử bất kỳ cách nào mới để tập tốt hơn.
– Các cháu nghe này – Người đàn ông lớn tuổi bắt đầu nói. Tay ông hơi run run, cố gắng cầm chắc cây gậy bằng nhôm. Nhưng khi đã nắm chặt được gậy rồi, tay ông lại có vẻ như rất rắn chắc. Mắt ông tập trung và nghiêm nghị.
– Khi đánh bóng, có phải các cháu được đánh ba lần không nào? – Ông ấy nói – Mỗi lần là một khác biệt. Mỗi cú đánh đều thay đổi chính con người các cháu.
Bọn trẻ nheo nheo mắt ngạc nhiên.
– Cú đánh đầu tiên là cú đánh “tân binh”. Cầu thủ ném bóng của đội bên kia chưa biết các cháu. Điều gì cũng có thể xảy ra. Có thể các cháu muốn nhắm mắt lại, rồi may mắn và đánh trúng bóng.
– Nhưng thường thì các cháu không may mắn như thế. Các cháu có thể đánh trượt, và tất cả những điểm yếu của một “tân binh” sẽ dồn lên các cháu. Các cháu nghĩ đến thất bại, và trở nên sẵn sàng cho một thất bại. Các cháu đâm ra sợ tay ném bóng, sợ cả quả bóng. Các cháu bị cuống. Các cháu quên hết những gì huấn luyện viên đã nói và bắt đầu đập bừa cây gậy, hy vọng vào một may mắn nào đó. Hoặc cũng có thể các cháu đứng im như tượng khi trọng tài hô đánh.
– Đa số các cầu thủ mới chơi bóng sẽ bỏ cuộc vào lúc này. Họ đánh tiếp hai cú tiếp theo chỉ để cho xong lượt. Họ sẽ không thể trở thành một cầu thủ giỏi. Đối với họ, cây gậy là một lá cờ trắng, và họ vẫy nó để đầu hàng.
– Để có một cú đánh “tân binh” thật tốt, các cháu phải có một tâm trí vững vàng. Những cầu thủ giỏi sẽ vào vị trí với sự tôn trọng đối thủ và khiêm tốn về bản thân mình. Họ chỉ tập trung vào quả bóng, và “đóng” hết những “cánh cửa” khác lại.
– Các cháu cần sự can đảm khi đánh cú đầu tiên, vì lúc đó, các cháu là một người lạ ở một vùng đất lạ. Nhưng các cháu cần đứng đúng vị trí, đúng tư thế.
– Có thể các cháu sẽ bị bóng đập vào người. Sẽ đau đấy. Nhưng chỉmột chút thôi. Các cháu vẫn phải đứng vững đúng vị trí và đúng tư thế, vì những điều tốt đẹp sẽ đến khi các cháu sẵn sàng chấp nhận một chút rủi ro. Các cháu cần tin rằng nếu tinh thần của các cháu mà ổn, thì mọi thứ cũng sẽ ổn. Đó là cú đánh “tân binh”.
– Đến cú đánh thứ hai thì các cháu ở “thời hoàng kim”. Bây giờ các cháu chắc tay gậy rồi. Các cháu đã nhìn được cú ném của đối thủ. Các cháu biết mình phải làm gì. Cú đánh đầu tiên đã tiếp sức cho các cháu. Bây giờ các cháu rất mạnh. Các cháu cảm thấy phấn khích. Và các cháu nắm gậy rất chắc.
– Cú đánh “hoàng kim” là khi những điều tốt đẹp thường xảy ra. Nếu các cháu đánh trượt cú đánh “hoàng kim”, thì đó là có thể là do các cháu cảm thấy phấn khích quá. Những người đang ở thời hoàng kim thường tự tin quá mức, đến mức kiêu ngạo. Họ đánh quá mạnh. Và họ trượt. Đó là cú đánh “hoàng kim” – Người đàn ông lớn tuổi dừng lại một chút để nghỉ.
– Cú đánh thứ ba. Bây giờ các cháu là những tay “kỳ cựu”. Các cháu chỉ còn cơ hội cuối cùng. Nếu bây giờ các cháu đánh trượt, sẽ không còn cú đánh nào nữa. Đây là cú đánh sống còn. Các cháu giống như những người đang chiến đấu để giành giải nhất, và các cháu gần như đứng im, chờ đến khoảnh khắc của mình. Tay nắm gậy vừa chắc, mà vừa không chắc.
– Các cháu không dựa vào vận may, như cú đánh đầu tiên. Hay tài năng, như cú đánh thứ hai. Bây giờ cái các cháu cần gọi tên là chí khí quyết tâm của mình, và tất cả những gì các cháu từng học.
– Các cháu sẽ làm hỏng cú đánh “kỳ cựu” nếu các cháu tức giận với tay ném bóng của đối phương vì đã làm các cháu đánh trượt hai cú đầu tiên. Một tay “kỳ cựu” kém cỏi thì luôn tìm ra lý do để bào chữa. Một người như thế đã có sẵn lý do để bào chữa cho việc mình đánh trượt từ trước khi mình thật sự đánh trượt.
– Còn một tay “kỳ cựu” giỏi giang thì sẵn sàng cho cuộc chơi. Cậu ta sẽ coi cuộc chơi là nghiêm túc, nhưng cũng là niềm vui. Cậu ta biết rằng trong bóng chày, cũng như trong bất kỳ cuộc chơi nào khác, đều có những nỗi đâu, và cậu ta sẵn sàng chấp nhận. Cậu ta có thể thua, nhưng cậu ta lại mừng vì mình vẫn còn cơ hội đứng dậy.

MajorLeagueBaseball2K105
– Ông ơi – Một cậu bé cầu thủ cất tiếng hỏi, lấy găng tay che mắt – Vậy nếu đánh trượt cả ba lần thì sao?
– Thì cháu hãy hy vọng vào một trận đấu khác, và chẳng bao lâu, cháu lại đã thấy mình đang chiến đấu – Người đàn ông nhìn Mặt Trời sắp lặn – Ông phải đi đây. Chúc các cháu may mắn.
Nói rồi, người đàn ông đi khuất khỏi sân bóng chày.
Bọn trẻ thắc mắc khi chúng cùng dọn những gậy, bóng và găng tay. Không biết người đàn ông đó là ai? Có thể là một vận động viên đã về hưu – một cậu bé phỏng đoán. Cũng có thể là một phóng viên thể thao. Hoặc thậm chí từng là một ngôi sao.
– Không, đó là bố tớ – Một cầu thủ nhỏ con nói – Bố tớ chưa bao giờ chơi bóng, nhưng trận nào chúng ta thi đấu, bố tớ cũng xem.
Ngày hôm sau, trong trận đấu của giải thiếu nhi, đội “Chú Gấu Con” đã nhấn chìm đội “Bánh Sandwich” với tỷ số 14-3. Và tất cả những cậu bé nghe theo lời của người đàn ông hôm trước đều đánh trúng ít nhất một lần.

Chương trình “ ÁNH SÁNG THẬT” – Niềm tin vào cuộc sống

Previous article

Chàng trai làm thơ vượt lên nghịch cảnh

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *