Chào mừng các bạn đến với gia đình Từ Thiện Thật

Từ nay Cụ Sắn sẽ được hỗ trợ Gạo và Nhu Yếu Phẩm hàng tháng

Hôm nay ngày 3/10/2014, Từ Thiện Thật đã đến thăm và tặng quà cụ Nguyễn Văn Sắn. Đây là 1 trong nhiều hoàn cảnh do bạn đọc khắp nơi gửi về nhờ Từ Thiện Thật giúp đỡ. Trước mắt, hoàn cảnh của cụ sẽ được  TỪ THIỆN THẬT – TP. HÀ NỘI hỗ trợ Gạo và nhu yếu phấm hàng tháng! Khi đến thăm Cụ Sắn >>>

(Cụ Sắn chia sẻ) Cụ có 2 người con, 1 người con bị bệnh đang làm nghề bớm vá đang sống cùng với cụ, 1 người con đã có vợ, đang làm xe ôm và 2 vợ chồng có 1 Kiot bán đồ điện gần khu vực Minh Khai. Hàng tháng người con trai đã lấy vợ, có hỗ trợ cụ 1 chút lương thực, thực phẩm. Mọi người quanh đây ai cũng thương cụ nhưng chỉ giúp cụ được phần nào chút quà bánh, quần áo cũ. Ước mong của Cụ hiện nay là có 1 chỗ ở tốt hơn.

* Quan điểm riêng của Thành Trung (Chủ tịch hội): Khi đến thăm hoàn cảnh của cụ Sắn, chúng tôi thấy có nhiều tấm lòng hào tâm đến tặng Tiền Mặt cho Cụ và con trai,  nên qua đây tôi có 1 chút quan điểm riêng và cũng là Tiêu Chí  của Từ Thiện Thật từ trước đến nay  . Khi đến với những gia đình khó khăn, chúng ta không nên tặng tiền mặt cho họ, số tiền mặt có thể quy đổi ra thành hiện vật. Ví dụ: Lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình hoặc (Trong hoàn cảnh của Cụ) những tấm lòng hảo tâm có thể cùng chung tiền thuê cho cụ 1 căn nhà tốt hơn với giá rẻ, chứ không nên tặng tiền mặt trực tiếp. Vì nếu chẳng may hoàn cảnh được nhận tiền không sử dụng đồng tiền mọi người tặng theo đúng CÁCH thì số tiền đó sẽ trở thành Con Dao 2 Lưỡi.

_MG_6878

Thành Trung (chủ tịch hội) bên cạnh cụ Sắn

_MG_6892

Cụ Nguyễn Văn Sắn và túp lều dựng tạm

_MG_6896

Người con Trai bị bệnh, làm nghề bơm vá đang ở cùng với Cụ

* Hoàn cảnh của cụ Nguyễn Văn Sắn được các Bạn Đọc khắp nơi chia sẻ trên Facebook  và nhờ Từ Thiện Thật giúp đỡ >>>

Ở cái tuổi gần đất xa trời, cụ Nguyễn Văn Sắn (80 tuổi) vẫn phải ngày ngày chống chọi với nắng mưa để mưu sinh và nuôi người con trai mắc bệnh thần kinh.

Túp lều lụp xụp bên dòng nước đen

Túp lều của cụ Sắn dựng lên xập xệ bên bờ sông Gạo (Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội). Những ngày mưa lớn, nước trên sông dâng lên ngập chiếc phản gỗ, quần áo trong nhà cũng ướt hết. Nhiều đêm, cụ phải di dời lên vỉa hè trước một cửa hàng bán bia có mái che để ngủ.

Phận già lay lắt sống trong túp lều rách bên dòng sông

Túp lều ngay bên sông Gạo gần Cầu Gạo (Hoàng Mai, Hà Nội)

Chiếc phản gỗ được xếp lại từ những mảnh gỗ vụn, xung quanh cũng bao bởi những tấm gỗ như vậy cùng chiếc bạt cũ con trai cụ đi nhặt được. Chiếc lều rách dựng sát bên cây để tránh mưa bão có thể lật đổ bất cứ lúc nào.

Cụ Sắn nheo đôi lông mày kể: “Những ngày nắng, mùi nước bẩn bốc lên kinh khủng lắm cô ạ, nắng mưa cũng đều tới mặt, nhưng tôi cũng chỉ biết ở vậy thôi”.

Chiếc phản hơn 2m2 chính là nơi ngủ nghỉ của cụ. Cụ phải để mọi đồ đạc từ chăn, áo quần đến cả lốp xe cũ trên đó, chỉ trừ lại một khoảng trống để nằm nghỉ.

Người vợ mất, để lại cụ gà trống nuôi con. Người con trai đã hơn 40 tuổi của cụ có tiền sử mắc bệnh thần kinh, ngày ngày xách chiếc bơm ra đường Tam Trinh bơm xe. Cụ kể con trai cụ đi lang thang có khi gần sáng mới về, mỗi ngày kiếm được 5 – 10 nghìn đồng.

Phận già lay lắt sống trong túp lều rách bên dòng sông

Cụ Sắn ngồi giữa đống đồ đạc cũ rách

Nhắc đến người con trai, giọng cụ lắng xuống, đôi mắt thêm nhăn nheo, buồn tủi: “Nó chẳng có vợ con, nghèo đến cái lều còn rách nát thì làm gì có ai lấy. Đi làm về cũng chẳng có chỗ mà ngủ phải nằm ở đoạn bê tông phía trên kia, may sao nhờ được cái mái che”.

Hàng ngày, cụ Sắn đi xin nước ở hàng xóm để sinh hoạt, nấu nướng. Chứng kiến cảnh thiếu thốn của hai cha con cụ, ai cũng ái ngại.

Đôi mắt cụ nhìn xa xăm khi kể về cuộc đời mình: “Ngày trẻ tôi cũng đi làm đủ thứ nghề, ai thuê gì làm lấy, phụ hồ, xách nước…. Nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, đời chưa bao giờ được hưởng 1 ngày sướng”. Hiện tại, sức khỏe của cụ đã yếu đi và không thể làm thêm gì nữa, cụ chỉ quanh quẩn bên túp lều bữa no, bữa đói.

Gần 1 năm dọn sang căn lều này cũng là gần 1 năm cụ chênh vênh bên mép dòng nước đen ngòm, ô nhiễm. Người dân quanh khu Vĩnh Hưng cũng cho biết, trước đó, cụ cũng ở trong 1 căn lều rách nát cách chỗ mới khoảng chục mét nhưng không khổ sở đến mức phải nơm nớp lo lắng mưa to, nước lớn tràn vào lều.

Cô Nguyễn Minh Hà, hàng xóm gần nhà cụ kể: “Cụ tội lắm, thỉnh thoảng lại xách can đi xin nước, cơm canh bữa có bữa không. Mọi người quanh đây ai cũng thương cụ nhưng chỉ giúp cụ được phần nào chút quà bánh, quần áo cũ”.

Hôm nay, khi chúng tôi đến, có một nhóm tình nguyện tặng cụ ít quần áo mới và đồ ăn. Cụ mừng lắm. Cụ bảo với tôi: “Cô đợi tôi mặc cái áo mới các cháu tặng, chụp ảnh cho đỡ ngại”. Nhìn bộ đồ cũ sờn cụ đang mặc và niềm vui khi có bộ đồ mới trong mắt cụ, tôi không thể cầm nước mắt.

Phận già lay lắt sống trong túp lều rách bên dòng sông

Một chút niềm vui khi cụ có bộ đồ mới

Bất giác tôi nghĩ tới tuổi già của cụ, thương cụ hơn khi chẳng biết ở cái tuổi gần đất xa trời, ngày ngày phải xách can đi xin nước ăn, nửa đêm thức giấc chăng bạt che lều lúc trời giông gió… Rồi mai này, khi cụ ra đi, người con trai sẽ ra sao? Mong rằng sẽ có những tấm lòng hảo tâm giúp cho cuộc sống của cụ Sắn bớt khó khăn, khổ cực.

Một số hình ảnh về căn lều lụp xụp, chắp vá của cụ Sắn:

Phận già lay lắt sống trong túp lều rách bên dòng sông

Con đường nhỏ ven sông dẫn đến túp lều của cụ Sắn

Phận già lay lắt sống trong túp lều rách bên dòng sông

Cái bếp kê tạm bằng những viên gạch

Phận già lay lắt sống trong túp lều rách bên dòng sông

Cụ một mình giữa túp lều, ốm đau ra sao cũng không ai biết

Thương Cụ già 80 sống trong túp lều rách 2m2 ven sông nuôi con bị bệnh

Phận già lay lắt sống trong túp lều rách bên dòng sông

Tuổi già rồi đây sẽ ra sao

Phận già lay lắt sống trong túp lều rách bên dòng sông

Cả cuộc đời cụ chưa bao giờ được hưởng một ngày sung sướng. Ngay cả lúc ngả lưng như thế này, cụ vẫn không khỏi lo lắng về người con trai bị tâm thần giờ không biết lang thang nơi nào.

TỪ THIỆN THẬT

Hoàn cảnh theo Tiin

Địa chỉ: Số 05, Ngõ 140, Phố Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội | Hotline : 09.89.69.89.07