Trong khu nhà ở đó, có một căn nhà nhỏ được dựng tạm bợ bằng những tấm tôn của mẹ con bà Trần Thị Ba (73 tuổi), nằm ngay sát bờ sông Hồng. Xung quanh ngôi nhà chưa đầy 3 mét vuông ấy được bao bọc toàn những túi rác, áo mưa của ai đó vứt bỏ. Gọi là nhà nhưng thực chất nó là túp lều được dựng tạm để mẹ con bà lão lấy chỗ chui ra chui vào những lúc mưa gió.

Túp lều tạm bợ này là nơi sinh sống của bà Ba.Túp lều tạm bợ này là nơi sinh sống của bà Ba.
Bà Ba Hằng ngày nhặt rác để mưu sinh ở khu vực chân cầu Long Biên.Bà Ba Hằng ngày nhặt rác để mưu sinh ở khu vực chân cầu Long Biên.
Hình ảnh gây xúc động của bà Ba khi tham dự chương trình Ngày đẹp nhất. Bà kể đây là lần đầu tiên trong cuộc đời bà được mặc đẹp như vậy.Hình ảnh gây xúc động của bà Ba khi tham dự chương trình Ngày đẹp nhất. Bà kể đây là lần đầu tiên trong cuộc đời bà được mặc đẹp như vậy.
Hình ảnh một người đàn ông sống trong khu trọ quỳ gối trước mặt bà Ba khiến nhiều người cảm động.Hình ảnh một người đàn ông sống trong khu trọ quỳ gối trước mặt bà Ba khiến nhiều người cảm động.

Bà Ba chính là nhân vật đặc biệt trong bức ảnh “Ngày đẹp nhất” nhân dịp 20/10 vừa qua khiến nhiều người xúc động. Từ trong căn nhà lụp xụp chứa đầy quần áo cũ không khác gì một ổ chuột đúng nghĩa, bà Ba bước ra và vui vẻ trò chuyện khi có người tìm đến. Tại góc khuất này, bà lão đã sinh sống suốt 15 năm qua.

Bà Ba quê gốc ở thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cuộc sống trước đây tuy nghèo khó nhưng vợ chồng bà cũng có với nhau hai người con, một trai một gái. Thế nhưng chồng bà bị u não rồi mất sớm. Về phần mình, vì sức khoẻ ốm yếu nên bà Ba cùng hai con được đưa vào trung tâm nuôi dưỡng những hoàn cảnh khó khăn.

Cuộc đời bà lão 73 tuổi sau bức ảnh Ngày đẹp nhất gây xúc động: Ở lều dột nát, nhường chỗ ngủ cho con trai khờ dại ảnh 4

Căn trọ rộng 3m2 này bà Ba che chắn kiên cố cho người con trai 35 tuổi sinh sống.Căn trọ rộng 3m2 này bà Ba che chắn kiên cố cho người con trai 35 tuổi sinh sống.

Cuộc đời bà lão 73 tuổi sau bức ảnh Ngày đẹp nhất gây xúc động: Ở lều dột nát, nhường chỗ ngủ cho con trai khờ dại ảnh 6

Dù đã luống tuổi nhưng anh Bình cả ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, không tiếp xúc với người lạ.Dù đã luống tuổi nhưng anh Bình cả ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, không tiếp xúc với người lạ.

Được một thời gian thì trung tâm này giải thể. Do tình trạng sức khoẻ không tốt cũng như không có điều kiện chăm lo cho con, bà Ba đành ngậm ngùi gửi con gái Nguyễn Thị Tý (SN 1990) làm con nuôi khi bé vừa tròn 5 tuổi. Sự việc này cho đến bây giờ bà vẫn cảm thấy day dứt vì bao năm qua không biết con ở đâu, cuộc sống hiện tại như thế nào.

Người con trai cả của bà là Nguyễn Văn Bình (SN 1985) cũng không được khôn ngoan như chúng bạn. Càng lớn Bình càng trở nên ngờ ngệch. Thậm chí khi đến tuổi đi học, Bình thường xuyên bỏ đi lang thang khắp nơi khiến bà Ba phải khổ sở đi tìm kiếm.

Sau khi nhường chỗ ở tốt nhất cho người con trai, bà Ba gia cố một túp lều tạm bợ để sinh sống ngay sát cạnh.Sau khi nhường chỗ ở tốt nhất cho người con trai, bà Ba gia cố một túp lều tạm bợ để sinh sống ngay sát cạnh.
Bên trong túp lều không khác gì một ổ chuột này là nơi hằng ngày bà Ba sinh sống.Bên trong túp lều không khác gì một ổ chuột này là nơi hằng ngày bà Ba sinh sống.

“Cuộc sống ở quê khó khăn quá, tôi cùng con trai rời đi, đến Hà Nội mong tìm kiếm công việc để lo miếng cơm sống qua ngày. Lúc đi từ Nam Định, mẹ con tôi không có lấy một đồng trong người. Tôi đã cố vẫy xe đi đường cho đi nhờ ra Hà Nội. Lang bạt một thời gian, mẹ con tôi dạt về góc chợ Long Biên này với công việc nhặt phế liệu, ve chai kiếm từng đồng sống qua ngày”, bà Ba nhớ lại.

Mẹ con bà Ba dựng tạm một túp lều ngay gần sát sông Hồng để ở. Nơi đây cũng có nhiều người cùng hoàn cảnh khốn khó như bà. Cuộc sống thiếu thốn trăm bề nhưng làm công việc này cũng đủ cho bà Ba rau cháo qua ngày.

Mong ước cuối đời của người mẹ già

Hằng ngày công việc của bà Ba thường bắt đầu từ 4 giờ sáng khi phiên chợ đêm Long Biên gần tan ca. Lúc này bà bới từng đống rác để nhặt ve chai, giấy bìa,… rồi gom lại và đưa về khu trọ. Công việc kết thúc vào lúc gần trưa. Dù mưa nắng hay gió rét, người phụ nữ gầy gò ấy vẫn làm công việc của mình, trừ những lúc ốm đau, bệnh tật không đi nổi.

Dù cuộc sống khó khăn nhưng bà Ba vẫn luôn tươi cười lạc quan.Dù cuộc sống khó khăn nhưng bà Ba vẫn luôn tươi cười lạc quan.
Bàn tay chai sạn của bà lão ở tuổi thất thập.Bàn tay chai sạn của bà lão ở tuổi thất thập.

Thương hoàn cảnh của bà, người chủ nhà không lấy tiền nhà trọ. Hằng ngày bà vẫn tiếp tục đi nhặt phế liệu để được trả công mỗi tháng 600.000 đồng. “Số tiền đó cũng đủ để bà thi thoảng dẫn con đi mua cho nó bộ quần áo và mua thức ăn hai mẹ con sinh sống các cháu ạ”, bà Ba cười và nói.

Con trai đã lớn nên bà Ba dành chỗ ở rộng 3 mét vuông để anh Bình sinh sống và sinh hoạt. Bà không muốn con ở chỗ bẩn, khổ cực. Còn về phần mình bà dựng tạm cái lán lấy chỗ chui ra chui vào những khi mưa gió.

Bà Ba nuôi chó để bầu bạn.Bà Ba nuôi chó để bầu bạn.

“Ở đây sợ nhất lúc mưa gió, rét mướt. Có nhiều hôm mưa to ở trong nhà mà cứ ngỡ như ngoài trời. Lúc này lại vội lấy áo mưa thu nhặt được khâu lại rồi che chắn những vị trí bị dột. Cuộc sống thiếu thốn trăm bề nó cũng thành quen. Được cái ông trời thương cho sức khoẻ chứ nếu không sẽ không biết xoay sở thế nào”, bà Ba tâm sự.

Bà Ba xúc động cho biết vào ngày 20/10 vừa qua đã cùng nhiều phụ nữ khác ở xóm trọ chân cầu Long Biên được nhóm thiện nguyện tổ chức nhân ngày phụ nữ Việt Nam khiến bà rất vui.

Cuối đời bà cũng tỏ ra lo lắng cho cuộc sống của con trai sau này và mong muốn một lần được gặp lại con gái.Cuối đời bà cũng tỏ ra lo lắng cho cuộc sống của con trai sau này và mong muốn một lần được gặp lại con gái.

“Hôm đó tôi rất vui vì các được các cháu tổ chức 20/10 ý nghĩa như vậy. Đó cũng là lần đầu tiên tôi khoác trên mình bộ áo dài, được trang điểm phấn son. Cuộc đời tôi khổ nhiều rồi nhưng không tâm sự trải lòng với ai. Đến bây giờ tôi cũng đã gần cuối cuộc đời rồi, con trai có lớn nhưng cứ ngờ ngệch như vậy, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà”, bà Ba chia sẻ.

Bà Ba là chị cả trong gia đình có 7 chị em. Các em của bà mỗi người một nơi. Tết bà vẫn nán lại chợ Long Biên làm công việc thu nhặt ve chai. Hết Tết bà đưa con về quê nhà thắp hương cho cha mẹ rồi ở lại ăn Tết muộn cùng các em và con cháu vài ngày rồi lại ra Hà Nội tiếp tục mưu sinh.

Bà trăn trở nói: “Cuộc sống đã an bài thế rồi, không tránh được. Giờ cứ nghĩ sống vì mình, vì con mình nên còn sức khoẻ ngày nào tôi còn cố đi làm để mẹ con bớt khổ. Tôi cũng mong một ngày nào đó được gặp lại con gái mình nhưng giờ không biết con ở đâu, không biết con còn nhớ người mẹ già này không, có trách mình vì cuộc sống quá khốn khó phải cho con đi để người khác nuôi dưỡng không…”

Định Nguyễn