Năm 1951, Jame Harrison, lúc đó 14 tuổi, cần 13 đơn vị máu để sống sót qua cuộc phẫu thuật đầy rủi ro cắt bỏ 2/3 lá phổi của mình. May mắn thay, cuộc phẫu thuật thành công và Harrison sau đó nhận được đủ lượng máu cần thiết. Điều này đã thôi thúc ông: “Nhất định một ngày nào đó sẽ giúp lại người khác bằng chính dòng máu của mình”. Ông chia sẻ: “Sau phẫu thuật, tôi nói với cha: ‘Mạng sống của con được cứu bởi những người con không hề quen biết. Khi đủ 18 tuổi, con sẽ trở thành người hiến tặng máu để tiếp tục sứ mệnh đó’. Và cha tôi rất mừng vì tôi nghĩ như vậy”.
Chân dung người đàn ông hiến máu suốt nhiều năm qua.
Đến nay, Harrison đã làm công việc tình nguyện này đều đặn trong suốt 60 năm. Mới đây, Hội chữ thập đỏ Úc vừa ghi nhận ông đã cứu được hơn 2,4 triệu người, trong khi một người hiến máu thông thường chỉ có thể cứu được khoàng 17 mạng sống. Lí do là huyết tương của Harrison mang một kháng thể đặc biệt chống lại bệnh Hemolytic hoành hành ở Úc từ những năm 1960. Căn bệnh rối loạn máu này cướp đi mạng sống của hàng nghìn đứa trẻ ở đây. Hiện các nhà khoa học đang làm việc với ông để điều chế loại thuốc tiêm có tên Anti-D.
Khả năng đặc biệt này của Harrison được phát hiện khi ông hiến máu cho con gái của mình để cứu sống đứa con trong bụng cô.
Harrison nói: “Thật tuyệt khi bạn tới trái đất này để làm một điều gì đó tốt đẹp. Hiến máu có thể đau đớn, mà tôi thì không chịu được, thậm chí là rất ghét điều này nhưng vẫn vượt qua. Vì vậy, tôi tin rằng ai cũng có thể làm được. Chỉ một chút thời gian của bạn thôi cũng có thể tạo nên cả cuộc đời của ai đó”.
Comments