Cuộc Sống Quanh Ta

Cậu bé lớp 1 mò cua, bắt ốc nuôi bố tật nguyền, bà nội già yếu

0

Cả thôn Tao, thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng) không ai là không biết tới hoàn cảnh đáng thương của em Chu Hải Kiên (học sinh lớp 1D, trường Tiểu học Đông Khê). Bố em bị tật nguyền, còn mẹ thì vài năm trước đã dẫn chị gái Kiên bỏ đi. Hải Kiên ở với bà trong cái lán nhỏ dột nát.

Nghe tới hoàn cảnh của gia đình cậu học sinh hiếu học này, chúng tôi tìm về thôn Tao. Người dân trong thôn không quản ngại đường đất xa xôi, dẫn chúng tôi đến nhà bố Kiên, anh Chu Văn Thắng(34 tuổi). Anh kể: “Lúc thằng bé 4 tuổi, mẹ nó đã dắt theo chị gái bỏ đi xa, bỏ lại hai bố con tôi. Tôi thì tật nguyền, lại mắc bệnh thần kinh, lúc lên cơn chẳng thể làm chủ được bản thân mình”.

Cậu bé học lớp 1 mò cua bắt ốc nuôi bố tật nguyền bà nội già yếu

Bà nội Kiên đã già yếu và mắc bệnh khớp nên đi lại khó khăn

Cậu bé học lớp 1 mò cua bắt ốc nuôi bố tật nguyền bà nội già yếu

Kiên chưa ý thức được việc mình khổ, em luôn nở nụ cười lạc quan

Dù thương con nhỏ, thương mẹ già yếu, nhưng anh Thắng chẳng thể làm nổi những công việc nặng nhọc. Chưa kể những lúc lên cơn, có lần anh đập phá, lần lại bỏ đi biền biệt.

Thời gian gần đây, khi Hải Kiên đi học, vì nhà cách trường 7km đường rừng nên bố Kiên đã cùng với bà nội dựng một cái lán nhỏ cách trường 3km cho em đi học đỡ vất vả. Hai bà cháu Kiên sống ở men con đường rừng cũng được một thời gian ngắn.

Cái lán lợp bằng rơm đã mục nát, lại trống trước, hở sau, chẳng có điện, cũng không có nước. Trong cái “nhà” ấy, thứ có giá trị nhất là 1 chiếc chảo, 2 cái nồi và 2 cái bát ăn cơm. Bà Phùng Thị Vuồng(83 tuổi) – bà nội Kiên kể: “Bố nó thì toàn bỏ nhà đi lung tung mấy ngày mới về nhà. Mỗi tháng hai bà cháu tôi được hỗ trợ 30kg gạo. Tôi thì không sao nhưng Kiên đang tuổi ăn tuổi lớn nhiều hôm nhìn cháu ăn cơm trắng thương lắm nhưng không biết làm gì hơn”.

Cậu bé học lớp 1 mò cua bắt ốc nuôi bố tật nguyền bà nội già yếu

Bữa ăn “sang” nhất của cả nhà là hôm nào Kiên lội suối, bắt được mớ cua hay mớ ốc

Trong cái lán chật chội ấy, đã không ít lần mưa to, mái rơm lợp đã mục nát cứ thế nhỏ nước xuống người hai bà cháu. Bà Vuồng kể: “Lúc ấy có đi đâu cũng chẳng trú được, hàng xóm thì ở cách xa, đường đất đá lại trơn trượt, hai bà cháu chỉ còn biết mặc áo mưa mà ngồi ôm nhau cho ấm”.

Những ngày khỏe, bà Vuồng vẫn thường lên núi hái rau rồi lặn lội xuống chợ bán kiếm tiền nuôi cháu, nuôi con. Nhưng giờ đây, khi tuổi đã già, lại bị bệnh viêm khớp hành hạ, bà chẳng thể làm được công việc gì. Cũng từ đó, mọi việc lo toan đổ dồn lên đôi vai bé nhỏ của cậu học sinh lớp 1 này. Mỗi chiều, khi tan học về, em lại tranh thủ đi mò cua, bắt ốc ở các khe suối để cải thiện bữa ăn cho cả nhà. “Hôm nào mưa to, hoặc cháu chẳng bắt được cua, ốc là cả nhà chỉ ăn cơm với muối thôi. Chán quá thì lại nấu cháo trắng ăn rau rừng”, cậu bé tâm sự.

Cậu bé học lớp 1 mò cua bắt ốc nuôi bố tật nguyền bà nội già yếu

Anh Thắng khóc khi kể về hoàn cảnh của gia đình

Khi chúng tôi hỏi về ước mơ của Kiên, cậu bé hiếu thảo này không ước mình được học hành hay đỗ đạt, mà ước mong lớn nhất của em là có thể lớn nhanh, để có thêm sức khỏe, đi làm có tiền, mua thịt, cá cho bà và bố em ăn.

Được biết, các thầy cô giáo và học sinh trong trường đã nhiều lần hỗ trợ học phí, lợp lại lán, thường xuyên động viên thăm hỏi hai bà cháu nhưng cuộc sống của gia đình Hải Kiên quá nghèo nàn, nên sự hỗ trợ cũng chưa được là bao. Hy vọng, những tấm lòng hảo tâm sẽ giúp sức cho gia đình Kiên bớt khó khăn hơn, đặc biệt là chỗ ăn ở. “Bởi mưa to thôi là đã lo lán sập, chưa kể, nếu nói dại có lũ quét hay sạt lở”, một người dân trong thôn tỏ ra e ngại.

Một vài hình ảnh về cái lán nơi gia đình Kiên ở:

Cậu bé học lớp 1 mò cua bắt ốc nuôi bố tật nguyền bà nội già yếuCậu bé học lớp 1 mò cua bắt ốc nuôi bố tật nguyền bà nội già yếuCậu bé học lớp 1 mò cua bắt ốc nuôi bố tật nguyền bà nội già yếuCậu bé học lớp 1 mò cua bắt ốc nuôi bố tật nguyền bà nội già yếu

Nguồn: Tiin.vn

Nghị lực vượt khó của nữ sinh mồ cô

Previous article

Những bức ảnh khiến bạn phải giật mình ngẫm nghĩ

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *