Tấm Gương Sáng

2 nghị lực Việt truyền cảm hứng cho hàng triệu người

0

Quá trình chiến đấu với bệnh tật, nghị lực sống và những việc làm của họ đã khiến nhiều người cảm phục.

Mới đây, thông tin về chị Thương Sobey (Nguyễn Thị Khánh Thương – người sáng lập Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam) qua đời khiến hàng nghìn người thổn thức. Trên các trang mạng, tràn ngập những thông tin về chị, về những việc mà chị đã làm, không ít những lời chia sẻ buồn bã, bày tỏ lòng tiếc thương, bày tỏ tình cảm với “nữ chiến binh dũng cảm”.

Câu chuyện về chị Thương Sobey đã khiến nhiều người nhớ tới đóa hoa hướng dương  ThanhThúy. Dù đã rời xa cuộc sống bộn bề này, nhưng lúc nào, câu chuyện về họ cũng tiếp thêm nghị lực sống cho hàng nghìn người không may mắn.

Thương Sobey: Nữ chiến binh dũng cảm

Mới đây, nhiều người bàng hoàng trước thông tin chị Nguyễn Thị Khánh Thương (sinh năm 1982, nguyên giảng viên khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV Hà Nội) qua đời (ngày 17/03/2015).

Trước khi thành lập ra Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam, Khánh Thương đã đứng lên sáng lập nhóm từ thiện Vòng tay yêu thương (Free Hugs Group – FHG) với nhiều chương trình ý nghĩa xuyên suốt một thời gian dài… Trong suốt 10 năm hoạt động thiện nguyện đó, chị đã không ít lần trăn trở, nhiều đêm suy nghĩ về số phận của những bệnh nhân ung thư, những người mắc căn bệnh thế kỷ… Bởi hơn hết, chị thấy ở những người kém may mắn ấy là khát khao được sống.

Hai phụ nữ mắc ung thư truyền cảm hứng cho hàng triệu người

Khánh Thương đã cống hiến hết mình vì bệnh nhân ung thư vú.

Năm 2012 là một năm có những niềm vui, nhưng không ít nỗi buồn của Thương Sobey. Chị quyết định kết hôn với người đàn ông tuyệt vời chị gặp và yêu trong thời gian du học tại Australia. Nhưng không may mắn thay khi ít ngày sau lễ ăn hỏi, chị phát hiện mình mắc bệnh ung thư vú. Đám cưới diễn ra sau khi phát hiện bệnh 3 ngày, và trong suốt thời gian đó, chồng chị luôn kề vai, sát cánh cùng vợ trong quá trình chữa bệnh, là nguồn động viên tinh thần giúp chị vượt qua những khó khăn.

Trong quá trình tìm hiểu và chữa trị bệnh, Thương Sobey nhận thấy việc trị liệu ở nước ngoài giúp ích rất nhiều cho người bệnh. Chưa kể tới, kiến thức để phòng ngừa và “sống” cùng căn bệnh đối với nhiều phụ nữ Việt còn khá hạn hẹp. Chính vì thế, ngày 3/3/2013, dự án Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam – Breast Cancer Network Vietnam (BCNV) được thành lập. Khánh Thương mong muốn đây sẽ là nơi cung cấp thông tin, tài liệu, nơi chia sẻ của phụ nữ quan tâm hoặc đang chiến đấu với ung thư vú.

Hai phụ nữ mắc ung thư truyền cảm hứng cho hàng triệu người

Bộ ảnh về chiến thắng nỗi sợ hãi của chị Khánh Thương do nhiếp ảnh gia Yenny Trần thực hiện.

Trong suốt thời gian đó, chị cùng em gái Thủy Tiên đã không quản ngày đêm, điều hành hoạt động của mạng lưới, tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa, giúp ích cho hàng nghìn người bệnh như: Tổ chức chiến dịch nâng cao nhận thức về ung thư vú năm 2013 – 2014 mang tên Vượt qua nỗi sợ hãi và Mạnh hơn sợ hãi, hỗ trợ làm đẹp cho phụ nữ trong quá trình xạ trị, tập yoga nâng cao thể chất, giúp đỡ bệnh nhân nghèo…

Bằng chính câu chuyện và nghị lực của bản thân mình, chị Thương Sorbey đã truyền cảm hứng, gửi thông điệp tới tất cả bệnh nhân nữ đang chiến đấu với căn bệnh này sự vững vàng, niềm lạc quan và yêu bản thân hơn lúc nào hết.

Lê Thanh Thúy: Đóa hoa hướng dương tỏa sáng

Gần 8 năm đã trôi qua, không ai có thể quên được nụ cười tỏa nắng của công dân trẻ TP.HCM 2006 Lê Thanh Thúy. Cô gái sinh năm 1988 đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, sự lạc quan và sống có ích cho đời.  Thúy được biết đến như một nhà hoạt động xã hội vì bệnh nhân ung thư và là một người dũng cảm vượt lên số phận, vượt qua nghịch cảnh, blogger và người sáng lập chương trình Ước mơ của Thúy.

15 tuổi, Thúy nhận được tin buồn khi biết mình bị bệnh ung thư xương, Thúy nhập viện trong khoảng thời gian đó và cắt khối u ở khớp gối chân phải. Dù bệnh tật đau đớn, nhưng niềm khát khao được tới trường luôn cháy bỏng. Thúy được gắn chân giả và tới trường. Nhưng bệnh tình diễn biến quá nhanh khiến học kỳ I lớp 11 bệnh lại di căn và Thúy phải bỏ việc học để phẫu thuật tháo bỏ khớp háng.

Hai phụ nữ mắc ung thư truyền cảm hứng cho hàng triệu người

Lê Thanh Thúy với nụ cười tỏa nắng.

Năm học 2006 – 2007, hằng ngày Thúy vẫn chống nạng đến trường học lại lớp 11. Kết quả học tập tốt, nghị lực vượt lên bệnh tật của Thúy khiến nhiều bạn bè ngưỡng mộ. Không lâu sau đó, Thúy lại lần nữa nhập viện do di căn ung thư, phải cắt bỏ luôn xương chậu phải và nằm liệt giường.

Trong suốt thời gian ở tại bệnh viện, Thanh Thúy đã tổ chức nhiều hoạt động hướng tới các bệnh nhân ung thư. Từ thời điểm đó, Thúy viết blog kể về những câu chuyện trong suốt quá trình chữa trị bệnh, đồng thời bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình. Tiếp theo, Thúy tham gia tổ chức các chương trình từ thiện: Sự kiện Trung thu, dã ngoại, tặng quà, sinh nhật cho các bệnh nhi ở bệnh viện Ung bướu thành phố và bệnh viện chấn thương chỉnh hình (khoa ung thư).

Hai phụ nữ mắc ung thư truyền cảm hứng cho hàng triệu người

Ngày hội hoa hướng dương được tổ chức hàng năm.

Năm 2006, Lê Thanh Thúy được bình chọn là một trong những Công dân trẻ của thành phố Hồ Chí Minh bởi sự kiên trì học tập và dũng cảm vượt qua căn bệnh quái ác bằng sự lạc quan của mình. Tháng 11/2007, Lê Thanh Thúy qua đời. Cô đã trở thành biểu tượng cho những người trẻ luôn vượt lên số phận, cống hiến vì cộng đồng.

Từ mơ ước cháy bỏng của Thúy, báo Tuổi Trẻ đã quyết định thành lập chương trình Ước mơ của Thúy với nhiều hoạt động hướng tới bệnh nhi ung thư. Và chương trình Ngày hội hoa hướng dương là một trong những hoạt động hàng năm thu hút sự chú ý của hàng nghìn bạn trẻ trên cả nước.

Xuất hiện ‘người Nhện bí ẩn’ làm từ thiện ngoài đời thực

Previous article

Chương trình ” Cơm Nắm Từ Thiện Thật “

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *